SEO On Page - Hướng dẫn chi tiết

SEO On Page - Hướng dẫn chi tiết

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 12:20 (GMT +07)

SEO On Page (On page) có vai trò quyết định tưới việc một trang đích có thể được xếp hạng cao cho từ khóa mục tiêu hay không. Nó bao gồm nhiều kỹ thuật, lời khuyên cần phải được thực hành và làm rất chi tiết để đạt hiệu quả cao nhất.

Những điểm được tổng hợp và chia sẻ dưới đây dựa trên kinh nghiệm thực tế mình đã thử nghiệm từ đầu năm 2019 cho tới nay cho những dự án mình tư vấn và những dự án mình đang làm.

SEO On page là gì?

Tối ưu những yếu tố bên trong Website (nội dung, tối ưu kỹ thuật, trải nghiệm người dùng). Bài viết này sẽ không chỉ nói về tối ưu On Page cho một trang mà sẽ là tổng hợp đầy đủ về on page chi tiết nhất của năm 2020.

Tối ưu On page là gì?

Đây là công việc tối ưu hóa nội dung trên Website, mục đích là để giúp các công cụ tìm kiếm (mình sẽ viết tắt luôn là Google - vì hầu như mọi người đều dùng nó cả) hiểu được nội dung của bạn có chứa nội dung hữu ích liên quan tới từ khóa nào đó.

Một trang Web sẽ có nhiều trang đích, và mỗi trang đích sẽ có rất nhiều từ. Tối ưu On page là để Google hiểu được một trang nên được xếp hạng theo những từ khóa nào.

Tại sao việc tối ưu SEO On Page lại quan trọng?

Google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào, họ thay đổi thuật toán bao nhiêu lần đi chăng nữa cũng chỉ vì một mục đích. Cố gắng đưa kết quả tốt nhất cho người dùng khi tìm kiếm. Chỉnh bởi vậy on page là yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO và chiếm khoảng 45% tỷ lệ thành công khi SEO từ khóa của bạn.

Chỉ làm SEO on page thì có SEO được không?

Tất nhiên là được, vì nếu làm hết danh sách on page bên dưới đã chiếm phần lớn công việc trong SEO. Google chủ yếu tìm cách phạt các yếu tố cố gắng lừa đảo về Off-Page như (backlink), còn về on page thì là gốc của SEO. Nếu on page không tốt thì làm Off-page cũng khó kéo từ khóa lên được.

4 yếu tố cốt lõi của SEO
4 yếu tố cốt lõi của SEO
Một ví dụ mình muốn cho các bạn thấy là Blog Tú Cao mình không làm SEO, thậm chí rất nhiều bài viết mình không tối ưu theo tài liệu này. Bởi lẽ nội dung mới là cái quan trọng nhất và cũng vì mình không có nhiều thời gian. Bản thân Tú không làm đào tạo SEO nên mình cũng không cần phải tối ưu, hay đăng nhiều nội dung. (Trước có viết thử, cũng top 10 với từ khóa khó). Nếu nội dung tốt on page là đủ, nhưng để TOP 1 thì tất nhiên phải có Off-Page.

Những mình nghĩ rằng chỉ có 20% từ khóa trên Google là khó, và 80% dự án hoặc nhu cầu cứ làm nội dung tốt là có thể bán được hàng, làm thương hiệu và top hầu hết các từ rồi. Bài viết này sẽ giúp bạn.

Chất lượng Website

Xây dựng nội dung hữu ích

Nội dung được tạo nên có thật sự hữu ích. Trong tài liệu SEO dành cho người mới của Google hay bất cứ tài liệu nào cũng đều khẳng định. Nội dung là quan trọng nhất hơn bất kỳ yếu tố nào khác.

Tối ưu hóa nội dung website là quan trọng nhất
Tối ưu hóa nội dung website là quan trọng nhất

Việc đầu tiên bạn sẽ phải trả lời, liệu nội dung bạn đang đọc có thật sự hữu ích và thỏa mãn nhu cầu của người dùng hay không? Nếu câu trả lời là không, hay chỉnh sửa và cập nhật lại.

Có rất nhiều yếu tố bên dưới, nhưng nếu như nội dung không hữu ích thì cũng không thể giúp bạn làm SEO tốt được.

Fresh content, Updated content và Fixed content.

Fresh (tươi mới), updated (cập nhật), và Fixed (cố định) : Bạn cần phần loại nội dung của mình và có hành động sau đó. Nếu như nội dung của bạn là một loại nội dung cần được cập nhật trong tương lai, hãy cập nhật chúng định kỳ. Còn nếu đó là một nội dung cố định, ổn thôi bạn sẽ ít khi cần quan tâm đến chúng nữa.

Làm thế nào để tôi biết nội dung của tôi là loại nào? Đơn giản thôi hãy suy nghĩ "Liệu nội dung của bạn có thật sự hữu ích hay không sau một khoảng thời gian?"

Lấy một ví dụ là bài mà bạn đang trong trên Blog của Tú nói về SEO on page, liệu nội dung này sang năm 2021 Tú có cần cập nhật không? Hay mình cứ để như vậy.

Bạn biết câu trả lời rồi chứ? Cách xác định đơn giản như vậy thôi.

Nội dung đăng tải trên Web có cùng một chủ đề?

Chắc bạn nghe mật độ từ khóa trong bài? Vậy bạn có nghe tới mật độ từ khóa của Website. Nếu bạn làm người làm SEO từ khá sớm khoảng 2017 trở về trước, khả năng bạn sẽ nhớ cái ảnh này.

Content Keywords trong một Website
Content Keywords trong một Website

Ảnh này có nghĩa là Google thống kê với mỗi một Website một danh sách gọi là Content Keywords các từ xuất hiện nhiều nhất. Đây là cách mà Google biết chủ đề website của bạn là gì.

Nội dung và hướng phát triển Website của bạn nên bám sát theo định hướng mảng, lĩnh vực mà bạn cần SEO. Một Website khi đã được xếp hạng vào các chủ đề, nhóm từ khóa nào đó sẽ dễ dàng có thứ hạng tốt hơn. Vì sao không có nội dung, không cần tối ưu bài viết vẫn TOP đó.

Lựa chọn trang đích phù hợp

Với mỗi từ khóa trang đích khác nhau sẽ giải quyết các vấn đề khác nhau. Nó phải đi với việc có giải quyết nhu cầu của người dùng. Bạn nên tham khảo các trang ở TOP 10 để xem vì sao Google lại ưu tiên loại trang đích đó (danh mục, trang chủ, bài viết hay sản phẩm). Nên đọc lại bài cách lựa chọn trang đích trong SEO.

Giao diện Mobile

Website cần có giao diện mobile, vì Google đã thông báo sẽ ưu tiên lập chỉ mục trước (70% người dùng duyệt web bằng mobile)

Google thông báo ưu tiên lập chỉ mục cho Mobile

Google thông báo ưu tiên lập chỉ mục cho Mobile

Bắt buộc phải có giao diện mobile (bạn nên check lại thiết bị (device) và resolution (độ phân giải) của người dùng khi họ vào Web và kiểm tra xem có tương thích không. Có 3 cách (dùng phần cứng test, dùng trình duyệt cho mobile hoặc ghi lại màn hình của người dùng)

Chứng chỉ SSL

Chứng chỉ SSL cần thiết cho mọi trang web. Chứng chỉ miễn phí và trả phí không có khác biệt và ưu tiên hơn trong SEO. Tuy nhiên phải được cấu hình đúng (một số website khai báo chứng chỉ Let encrypt chưa đủ nên vẫn bị cảnh báo).

99% Website mình đang quản trị đều dùng chứng chỉ miễn phí, chỉ có duy nhất 1 dự án dùng có phí (hôm đó thấy hãng khuyến mại lớn quá (80% trong 3 năm) nên Tú mua :D)

Tốc độ và sự ổn định

Tốc độ là yếu tố vô cùng quan trọng, chỉ sau mỗi nội dung. Nếu bạn cảm thấy website của mình chậm hãy tìm cách, liên hệ với bên làm web và kiểm tra website của mình. Để đo tốc độ không chỉ phụ thuộc vào máy tính của bạn mà phải dùng nhiều công cụ để đo. Tú sẽ có một bài chi tiết sau.

Độ ổn định tức là khả năng nó chạy liên tục 24/7 là bao nhiêu. Hướng dẫn cài công cụ kiểm tra và theo dõi 24/7 tại đây).

Cài đặt hệ thống theo dõi Uptime của Website

Cài đặt hệ thống theo dõi Uptime của Website

Traffic & Return traffic

Lượng truy cập và tỷ lệ người dùng quay trở lại: SEO Off-Page có một việc là share link lên mạng xã hội. Bản chất là lấy truy cập đầu tiên. Một chủ đề, bài viết có lượng truy cập lớn ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng và uy tín của trang đích.

Mình từng test một bài "Công viên Hồ Tây mở cửa miễn phí" có 3.500 người dùng vào sau 24h và bài viết này Top 3 từ khoá Công viên Hồ Tây ngay sau đó.

Lời khuyên:

  • Làm thế nào để người dùng quay trở lại web của bạn thường xuyên?
  • Traffic là yếu 1 trong 4 yếu tố cốt lõi của SEO (*)

Dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc giúp Google hiểu rõ về nội dung của bạn và còn giúp nội dung được hiển thị nổi bật trên Google ( với một số kiểu dữ liệu).

Ví dụ về dữ liệu có cấu trúc đánh dấu sao trên Google

Ví dụ về dữ liệu có cấu trúc đánh dấu sao trên Google

Tối ưu on page cho từng trang

Tiêu đề của bài viết chứa từ khóa và nổi bật

Tiêu đề bài viết thường là đoạn nội dung có kích thước lớn nhất. Google có thể hiểu các đoạn mã lập trình và từ 2019 khi mà Google Search Console nâng cấp, nếu bạn để ý bạn sẽ thấy phần tìm nạp của Google mới không chỉ cho bạn biết đoạn mã, mà còn đo được các điểm có kích thước nhỏ, giao diện trang web của bạn.

Do đó hãy chắc chắn rằng tiêu đề bài viết chứa từ khóa chính và nó phải nổi bật, kích thước to hơn phần nội dung khác trong trang.

Thẻ tiêu đề bài viết

Thẻ tiêu đề bài viết, thường sẽ trùng với thẻ heading 1 (h1)

Thông thường thì tiêu đề bài viết chính là thẻ heading 1. Vì vậy hãy đảm bảo là cái thẻ heading 1 này kích thước lớn hơn so với phần còn lại. (Để kiểm tra các bạn có thể dùng tiện ích Web developer)

Thẻ Heading trong bài có chứa từ khóa.

Ngoài heading 1, bạn cần thêm các thẻ heading 2, heading 3 hoặc cả heading 4 với một nội dung dài có chứa từ khóa. Nếu bạn không biết heading là gì thì nên đọc bài HTML căn bản cho SEO.

Một điểm lưu ý, là heading có giá trị lớn hơn phải được bao bởi các thẻ heading có giá trị thấp hơn bởi. Tức là bạn chỉ sử dụng thẻ heading 3 nếu trước đó có thẻ heading 2.

Cấu trúc như sau:

Heading 1 Heading 2 Heading 3 Heading 3 Heading 2

Lời khuyên:

  • Đừng có nhồi nhét từ khóa (mật độ phải tự nhiên)
  • Dưới heading 2 nếu bạn sử dụng heading 3 thì nên có 2 đoạn trở lên, hoặc dài hơn càng tốt.
  • Có sử dụng heading 4 ko? Số lương bao nhiêu thì phân bố theo nội dung và chiều sâu của nội dung.
  • Heading cần sử dụng lần lượt và theo thứ tự.

Cấu trúc Website

Cấu trúc Web cần thân thiện và có cấu trúc tối ưu cho SEO. Các từ khóa chính nếu nằm ở trong danh mục thì cần sắp xếp hiển thị (nếu có thể), hãy cố gắng đưa nó lên trên để xuất hiện đầu trong code (khi bot view-source) bằng HTML.

Hãy để nhứng thứ quan trọng hiển thị (thay vì ẩn nó, đưa nó vào cấp 2, cấp 3). Nguyên tắc dưới 3 click người dùng phải tìm được nội dung họ cần trên web (bất kể là gì).

Từ khóa có nằm trong Title của trang đích.

Title là đoạn tiêu đề hiển thị cho người dùng khi họ tìm kiếm trên Google. Tiêu đề của bài viết chứa từ khóa, chúng nên xuất hiện ở đầu và độ dài nền khoảng 160 ký tự.

Tiêu đề bài viết chứa từ khóa

Tiêu đề bài viết chứa từ khóa (đoạn bôi đen trong ảnh)

Tiêu đề cần thu hút người dùng

Theo thống kê t tỷ lệ click (CTR) trên Google của 3 vị trí top 1, top 2, top 3 chiếm 75.1% :D trong năm 2020. Bạn có thể xem biểu đồ này.

Tỷ lệ click theo vị trí trên Google

Tỷ lệ click theo vị trí trên Google (desktop và mobile có sự khác nhau)

Hãy dựa vào bảng này và xem lại tỷ lệ click và vị trí trung bình của mình trong Google Webmaster và so sánh cũng như điều chỉnh.

Tỷ lệ CTR trong Google Webmaster

Tỷ lệ CTR trong Google Webmaster. Top 1 là 30,7%

Lựa chọn thông điệp của riêng mình (sáng tạo) và không sao chép hay tương đồng với các trang đã xuất bản. Thuật toán Rankbrain cũng theo dõi lượt click nhưng sau đó quay trở lại danh sách tìm kiếm (Pogo-sticking), cũng là một điểm nhỏ cần lưu ý.

Thương hiệu cũng ảnh hưởng tới CTR

Nếu bạn đang làm SEO cho một thương hiệu lớn, hãy suy nghĩ việc đưa tên thương hiệu vào bên trong tiêu đề. Điều này rất có ích để người dùng cũ của bạn ưu tiên lựa chọn web của bạn.

Các nhãn hàng, thương hiệu lớn đương nhiên là dễ SEO hơn. Hãy thêm tên thương hiệu vào cuối tiêu đề. Thêm thương hiệu vào tiêu đề theo AdvancedWebRanking tỷ lệ có thể lên tới 43% so với chỉ 28% không có thương hiệu.

Dwell Time

Google đo thời gian người dùng click vào website của bạn sau đó quay lại. Nếu thời gian này quá ngắn nó thể hiện nội dung không chất lượng. Dwell time của bạn rất thấp.

Tác giả Cheryl Rickman (7 May 2012) The Digital Business Start-Up Workbook: The Ultimate Step-by-Step Guide to Succeeding Online from Start-up to Exit

Tác giả Cheryl Rickman (7 May 2012) The Digital Business Start-Up Workbook: The Ultimate Step-by-Step Guide to Succeeding Online from Start-up to Exit

Đây cũng là một yếu tố được hé lộ trong thuật toán Rank Brain năm được ra đời vào 26 tháng 10 năm 2015, mình nhớ là 2018 Google mới xác nhận là có dùng cái này.

Lời khuyên

  • Tập trung vào chủ đề của bạn
  • Làm chúng thật đơn giản và dễ thấy câu trả lời
  • Tránh hết mấy trang trắng hoặc lỗi của Web.

Lỗi chính tả, cấu trúc câu

Hãy kiểm tra lỗi chính tả bài viết một cách kỹ càng. Mình khuyên bạn nên dùng trình kiểm tra chính tả của Google Docs, hoặc bạn cũng có thể tích hợp nó với một bộ kiểm tra chính tả nào đó.

160 ký tự đầu tiên trong bài

Đoạn mở đầu bài viết ngoài thẻ heading 1 rất được Google chú ý. Nắm bắt xú hướng thông thường đây là đoạn mô tả và khái quát nội dung của bạn do nó sẽ phải có từ khóa.

Description - mô tả bài viết

Description là đoạn mô tả nội dung bài cho người dùng tìm kiếm trên Google, đoạn này sẽ do người quản trị nhập (nếu website hỗ trợ). Đoạn mô tả này bạn nên khái quát nội dung bài, nó nên chứa từ khóa và độ dài thì nên khoảng 200 ký tự.

Mô tả bài viết trên Google

Ví dụ về mô tả bài viết trên Google - Description

Độ dài của nó nên dưới 200 ký tự, nhưng bạn cũng có thể viết dài hơn tới 320 ký tự. Bây giờ thì Google cũng không ưu tiên lấy nội dung này ra để hiển thị mà nó sẽ bắt theo từ khóa và tự lấy một đoạn nội dung trong bài nó thấy phù hợp nhất với từ khóa. Do đó lúc nó hiển thị, lúc nó không cũng không sao cả.

Lời khuyên

  • Đừng có copy mô tả của 1 website khác.
  • Hãy viết trung lực, và khái quát nội dung bài
  • Đừng có chèn quá nhiều từ khóa vào đây

TF*IDF (TF-IDF)

TF-IDF (Term Frequency – Inverse Document Frequency) đây là một thuật ngữ để đánh giá tầm quan trọng của 1 từ trong một văn bản. Nó càng xuất hiện nhiều thì từ đó càng quan trọng nhưng còn phụ thuộc vào tần suất của nó trong cả văn bản.

Công thức tính TF

Công thức tính TF

TF phản ánh việc bạn sử dụng một từ quá thường xuyên hay quá ít.

Công thức tính IDF

Công thức tính IDF

IDF thì phản ánh tầm quan trọng của một từ khóa với một trang nhất định.

Nói về chủ đề này rất dài và khó giải thích, có lẽ mình sẽ nói ở một bài khác. Các bạn có thể check TF-IDF bằng nhiều cách nhưng mình gợi ý nên dùng SEO PowerSuite.

Mật độ từ khóa trong bài

Mình không muốn đưa ra một con số như trước đây, việc tỷ lệ mật độ từ khóa theo mình bạn cần tham khảo 10 trang đang top với từ khóa mục tiêu. Lấy tỷ lệ của họ và đo TF-IDF sau đó sẽ ra con số mà bạn nên làm theo.

Vì sao lại như vậy?

Có 3 loại nội dung như trên, mỗi từ khóa đi theo một ngành nghề nên nó cũng sẽ có những đặc trưng riêng mà rất khó để nói để ra một con số được. Vì từ cũng sẽ có từ dài từ ngắn, thậm chí là có dấu, ko dấu, tên riêng, từ tiếng anh.

URL thân thiện

URL của mỗi trang đích cần thân thiện, giúp người dùng có thể hiểu được nội dung trang đích.

URL nên trùng với từ khóa chính hoặc chứa từ khóa chính.

URL thân thiện cho bài viết

URL thân thiện cho bài viết

Liên kết nội bộ phù hợp giữa các bài

Mỗi trang trong Website cần có liên kết nội bộ điều hướng phù hợp theo nội dung. Tập trung lớn nhất là việc điều hướng người dùng để giữ họ ở lại trang lâu và xem nhiều nội dung trên mỗi phiên truy cập.

Lời khuyên:

  • Liên kết nội bộ nên chứa anchor text là từ khóa chính của bài.
  • Trong một số trường hợp, đặt là anchor text có thể khó khiến người dùng click (hãy viết các câu dẫn)
  • Nên kết hợp các bài viết tạp thành các chủ đề, hoặc có những bài kiểu tổng hợp (tham khảo bài này tài liệu blogspot ). Bài này lúc nào cũng top 1, top 2 mặc dù nội dung ko có gì, Tú cũng không có thời gian viết bài, nhưng nên để ý cách Tú làm.

Liên kết nội bộ nên biết kết hợp với cấu trúc trang web để có hiệu quả cao nhất.

Hình ảnh

Ảnh sử dụng trong bài cần tuân thủ một số nguyên tắc sau.

  • Kích thước ảnh phù hợp (động rộng và cao của ảnh), phù hợp với vị trí bạn sử dụng.
  • Ảnh cần liên quan tới nội dung, ảnh mới hạn chế copy hoặc nên sửa lại một chút (chèn logo, ghép ảnh, resize...)
  • Ảnh nên được nén, từ 65 đến 80 bằng Photoshop
  • Tên file nên đặt liên quan tới nội dung của ảnh (và có thể chứ từ khóa)
  • Ảnh cần có thẻ mô tả (alt) và thẻ tiêu đề (title) trong thuộc tính của ảnh.
  • Ảnh nên được tái sử dụng, càng nhiều càng tốt với 1 link cố định
  • Dự án lớn thì suy nghĩ thêm dùng CDN. (VD: Logo của MobileCity có CDN : https://cdn.sudospaces.com/sudo-vn/2020/03/logo-ht-mobilecity.png). Bạn có thể vào Web của MobileCity hay các dự án mà Tú làm từ Sudospaces.com, thêm cái cdn phía sau thì sẽ thấy là nó có CDN hết rồi :D)

Bộ thư viện ảnh trong phần quản trị của Thành Trung Mobile

Bộ thư viện ảnh trong phần quản trị của Thành Trung Mobile

Website nếu core riêng thì nên có bộ thư viện quản lý ảnh như trên. Tiêu đề và mô tả nên được lưu lại để ảnh được tái sử dụng nhiều lần sẽ giúp ảnh đó có thứ hạng cao hơn.

Từ đồng nghĩa, từ khoá liên quan (LSI)

Trong nội dung nên xuất hiện các từ khoá đồng nghĩa và từ khoá liên quan LSI. Điều này để bạn có thêm người dùng từ những từ khoá phụ, khoá liên quan cũng như bắt thêm các truy vấn của người dùng khi tìm kiếm những thứ liên quan tới từ khoá chính.

Từ khóa LSI của Keywords

Từ khóa LSI của Keywords "Tài liệu Adwords"

Thuật toán Rankbrain hiểu vô cùng rõ nội dung và ý định của người dùng. Chỉ thêm từ đồng nghĩa và liên quan là chưa đủ.

VD: Huyện Đông Anh thuộc TP Hà Nội nhưng cũng có một huyện Đông Anh thuộc thành phố Thanh Hoá. Vậy nếu mình gõ huyện Đông Anh thì kết quả sẽ ra là gì? Làm sao mà Google biết mình tìm ở Hà Nội hay ở Thanh Hoá?

Với Rankbrain nó hiểu được chi tiết nhờ theo dõi hành vi, do đó bạn cần thêm những từ khoá liên tưởng tới chủ đề chính của bài viết. Cái này thật sự rất khó giải thích, mình bắt đầu thay đổi cách tối ưu từ 2019 tới nay. Có lẽ sẽ bắt đầu ở một chủ đề mới trong tương lai gần.

Thêm mục lục cho nội dung Website

Việc thêm mục lục giúp kết quả hiển thị trên Google của bạn có thêm 1 dòng Sitelink.

Sitelink trên Google cho mỗi trang đích

Sitelink trên Google cho mỗi trang đích

SiteLink này có tác dụng làm cho kết quả lớn và nổi bật hơn đôi chút so với kết quả xung quanh. Giúp người dùng ở lại trang lâu hơn với những nội dung dài, bởi khi đó trông nội dung của bạn dễ theo dõi hơn.

Hơn nữa bảng mục lục (table of content) này còn giúp cho từ khóa được chèn vào các thẻ danh sách (li). Một cách tự nhiên mà không sợ bị coi là nhồi nhét từ khóa.

Tín hiệu về tác giả

Mặc dù Google đã bỏ Google Author, tuy nhiên bạn vẫn cần những tác giá có uy tín và cần tập trung xây dựng các cộng tác viên, người viết bài là những người chuyên môn. Nên làm nó trên website và cả phần Off-page.

Tổng kết

SEO là cả một quá trình bao gồm nhiều công đoạn và đòi hỏi người quản trị Website phải am hiểu về sản phẩm, người dùng, chi tiết trong công việc và lập kế hoạch khoá học. Mình có một dự định mới và một dự án thiên về xã hội nhiều hơn, để góp phần làm cho xã hội nó tốt hơn và giúp được càng nhiều người càng tốt. Bài viết này nằm trong kế hoạch đó.

Đây là có lẽ là bài viết dài và lâu nhất trên Tú Cao Blog mình từng viết. Nó cũng là bài đầu tiên khi mình thay đổi hoàn toàn giao diện Blog này với mong muốn bạn đọc sẽ có một trải nghiệm đọc tốt hơn, đơn giản hơn.

Bài viết trên dựa vào quan điểm và hiểu biết cá nhân của tác giả, nó có thể đúng, có thể sai tùy thời điểm (bài viết này mình sẽ cập nhật một cách thường xuyên), bởi vậy các bạn nên lưu lại và kiểm tra thường xuyên. Nếu bài viết SEO On Page hữu ích hãy bấm chia sẻ còn nhiều chủ đề khác trong tương lai.

Bình luận

2 Bình luận

L
Vũ Lê

Để có được thành quả tốt trong lĩnh vực SEO điều quan trọng hơn cả đó là sự kiên trì, thay đổi trong cách phát triển Blog.

Trả lời
11:31 16/07/2020
Popup image default

Thông báo