Backup dữ liệu website, những điều bạn cần phải biết

Tú Cao Tác giả Tú Cao 18/09/2021 12 phút đọc

Đợt này mình thấy một số chủ đề về việc mất dữ liệu Website. Từ nhà cung cấp Việt Nam tới cả nhà cung cấp thế giới.

Do đó bài viết này mình xin chia sẻ một số thông tin dưới góc nhìn một nhà cung cấp dịch vụ và cũng là một người dùng.

Mình mượn tạm một chia sẻ của một bạn (mình thì không đồng ý với phàn nàn này).

Phần nàn của một bạn về mất dữ liệu
Phần nàn của một bạn về mất dữ liệu

Đối với dịch vụ Hosting

Một số bạn cũng biết cách đây không lâu, một nhà cung cấp tại Việt Nam về Host cũng bị lỗi ổ cứng, dẫn đến mất dữ liệu. Theo thông báo thì mặc dù đã backup nhưng ổ cứng backup bị lỗi, dẫn tới server chính và máy chủ backup cũng lỗi theo và không có cách nào khôi phục dữ liệu được cả.

Các bạn cần nhớ:

  • Dù là Cloud trời đất gì đi nữa, thì dữ liệu đều được lưu trên các ổ cứng vật lý. Và tất cả các ổ cứng vật lý đều có tuổi thọ, và nếu không thay thế nó thì nó sẽ hỏng trong lúc sử dụng (Cho dù không dùng tới nó, để lâu nó vẫn hỏng)
  • Một số đơn vị sẽ có quy trình kiểm tra và lịch bảo dưỡng, thay thế định kỳ.

Thường có 3 phương án backup như sau

  1. Tạo 1 bản backup trên chính máy chủ đang vận hành

Cách làm này ưu điểm là đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất cho đơn vị cho thuê máy chủ.

Nhược điểm của nó:

  • Nếu ổ cứng máy chủ đó bị lỗi thì website và bản backup của bạn sẽ không thể khôi phục được.
  • Nếu bạn bị hack, hacker xóa file backup thì dữ liệu của bạn cũng mất hoàn toàn, không khôi phục được.

2. Tạo 1 bản backup dự phòng khác ở 1 máy chủ khác.

Một số nhà cung cấp dùng thêm một số tiện ích như script, jetbackup...hay đồng bộ dữ liệu để làm máy chủ dự phòng. Thường là sao chép bản backup trên máy chủ nội bộ và đưa nó ra một máy chủ khác.

Vì là 2 ổ cứng độc lập, do đó giảm thiểu được việc bị hack hoặc ổ cứng máy chủ web đang chạy bị hỏng giữa chừng.

Sao lưu dữ liệu Website
Sao lưu dữ liệu Website

Tuy nhiên lại một vấn đề nữa xảy ra. Nếu máy chủ backup này cùng đặt ở 1 trung tâm dữ liệu, và nếu cái trung tâm này bị cháy, lũ lụt, chiến tranh, động đất thì.... bạn vẫn mất dữ liệu như thường.

Vậy chúng ta có cách 3.

3. Sao chép ra một máy chủ khác nhưng ở một quốc gia khác.

Cách này thì phức tạp hơn, như vậy lại phát sinh thêm 1 máy chủ nữa. Việc backup khác datacenter (khác đất nước) thì phức tạp hơn đôi chút.

Việc này sẽ khắc phục luôn ở phương án 2. Giả sử mình đặt máy chủ ở Việt Nam và backup ở Singapore. Sẽ rất khó nếu cả Việt Nam bị cháy và Singapore bị lũ lụt đồng thời cùng 1 lúc. Nhưng không phải là không thể nhé, chỉ là nó ít thôi.

Quay trở lại cái phương án 2, mình nghĩ các bên thường sẽ làm phương án này. Mình có hỏi một số ảnh em ở Việt Nam thì câu trả lời là bọn anh backup riêng máy chủ nhưng vẫn ở chung cùng 1 nơi.

Nếu muốn backup ra 1 trung tâm dữ liệu khác thì khách hàng phải báo với họ và trả thêm phí. Do đó nếu bạn thấy lo lắng thì bạn nên hỏi lại cho chắc ăn nhé.

Đấy là họ nó còn thực tế thì sao?

Cam kết và nói là một chuyện, còn thực tế họ có làm đúng như họ nói không thì mình không biết. Do đó bạn nên hỏi và kiểm tra lại.

Kiểm tra thế nào thì bạn log vào hệ thống, xem xét công nghệ.

Backup là một chuyện, kiểm tra backup có dùng được không lại là một chuyện khác

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có bản backup nhưng.... nó không dùng được. Vì quá trình backup bị lỗi vì một lý do nào đó.

Cái đoạn này mới là nhục này. Cái lúc mình rất cần file backup thì nó không thể mở được, không thể dùng được (thế thì có khác gì bây giờ không có backup đâu).

Kiểm tra backup
Kiểm tra backup

Do đó, bạn cũng nên tải file backup, kiểm tra file backup xem nó có dùng được không, việc kiểm tra này nên tiến hành định kỳ.

Đối với một số website lớn, Database thường rất nặng nên việc restore (khôi phục) hay gặp lỗi lắm.

Hãy kiểm tra định kỳ, đừng để có backup lúc cần lại không dùng được.

Làm gì khi bị mất bản backup

Khóc thôi. Mình cũng đã từng khóc 2 lần trong đời vì cái này :(( (tính đến thời điểm này).

Khi bị mất mới lo sốt vó lên, mới thấy tiếc, thấy đau, thấy thiệt hại.... cả về tiền bạc lẫn niềm tin vào bản thân.

Những lúc như thế này mới thấy cái tiền backup, tiền chọn đơn vị họ có giải pháp nó ổn định có giá trị. Lúc đó lại ước giá mà, giá như.... thôi mọi sự sai lầm đều phải trả giá bằng tiền và nước mắt đó bạn.

Lời khuyên cho người quản trị Web về dữ liệu

Mình viết dựa trên góc nhìn của một người dùng dịch vụ bên khác và bán dịch vụ :D.

Đối với Share Hosting

Share Hosting bạn nên chủ động backup về máy tính của mình định kỳ. Ví dụ 03 tháng/ 1 lần hoặc ít hơn tùy bạn, mục đích là trong mọi trường hợp bạn vẫn giữ thiệt hại ở mức chấp nhận được.

(Các dịch vụ Share host như đã nói ở trên vẫn backup ở chung 1 datacenter).

Share host thì các quyền hạn chế, mình khuyên bạn nếu mới tìm hiểu thì cứ share host mà dùng, đừng phí thời gian vào thuê vps, server riêng.

Vì nó mệt đầu lắm, với lại thuê share host ít nhất có bên công ty cung cấp họ vẫn đang bảo trì và theo dõi, có bất thường họ biết.

Đối với VPS, Server

Bạn nên có giải pháp backup VPS về 1 máy chủ khác. Với kinh nghiệm của mình, lười nhất thì bạn mua luôn cái gói backup ở đơn vị cung cấp VPS, đừng tiếc 2, 3 usd mỗi tháng :(.

Nếu bạn có nhiều VPS khi cài web cho nhiều khách hàng, thì bạn nên đầu tư máy chủ NAS lưu trữ (VD: Synology - con mình đang dùng). Bạn viết 1 script để nó đồng bộ dữ liệu từ máy chủ hiện tại về Nass.

Năm 2015 tới 2019 mình vẫn làm vậy cho các máy chủ cũ. Server đặt tại Việt Nam, Singapore... mình làm con NAS nó kéo hết database về mỗi ngày, sau đó yên tâm mà đi ngủ. Con Nas đặt ở đầu giường nên yên tâm :D.

Chia sẻ thêm:

Tuy nhiên hiện nay mình vẫn dùng NAS nhưng mình dùng thêm 1 công nghệ gọi là Object Storage.

Server (tạo backup) => Gửi lên Object Storage (khác quốc gia) =>Đồng bộ về Synology (ở nhà mình) / Công ty

Với NAS thì bèo nhất phải dùng Raid 1 (tức 1 file lưu vào 2 ổ cứng để tránh việc 1 ổ cứng chết, xui lắm thì 2 ổ cứng mới chết đồng thời) - Nếu bị vậy chắc là do ăn ở :(. hên quá mình chưa bị :D.

Cuối cùng... không có gì là đảm bảo 100%.

Và hãy luôn nhớ kiểm tra file backup để nếu nó có lỗi, bạn có thể khắc phục kịp thời.

Ngoài rủi ro về kỹ thuật kể trên, thì còn cả rủi ro về con người. Do đó backup là cái luôn phải làm và rất quan trọng.

Trên đây là kinh nghiệm của mình, tóm lại dữ liệu quan trọng và dữ liệu là của bạn. Nếu tự làm mà không hiệu quả, hãy đi tìm chuyên gia.

Tú Cao
Tác giả Tú CaoAdmin

"Hạnh phúc không phải là nhận, hạnh phúc chính là sự cho đi" - đây là lý do Tú xây dựng Blog này. Bài viết trên dự dựa trên quan điểm, hiểu biết của cá nhân. Nó có thể đúng, cũng có thể sai tùy thời điểm, vì vậy bạn phải tự cân nhắc và chịu trách nhiệm khi làm theo. Nếu bạn thấy nội hữu ích với bạn, hãy Mời Tú Cao một tách CÀ PHÊ.

Bài viết trước Phần mềm Scan “Sao Kê” ngon-bổ-miễn phí, nét căng

Phần mềm Scan “Sao Kê” ngon-bổ-miễn phí, nét căng

Bài viết tiếp theo

Hướng dẫn cập nhật extension trên Chrome của Google

Hướng dẫn cập nhật extension trên Chrome của Google
Viết bình luận
Thêm bình luận

1 Bình luận

T
Phạm Nhật Thắng

Nên có thêm giải pháp cho website tự backup, ví dụ như Duplicator Pro để các webmaster, manager, marketor có thể chủ động quản lý các website riêng lẻ của chính họ mà không cần kiến thức chuyên môn kỹ thuật. Mỗi website có những tầm quan trọng khác nhau sẽ cần các chế độ backup khác nhau, web "tĩnh" ít update nội dung thì 01-02 tháng/làn, web thường xuyên update nội dung thì 01-02 tuần/lần, cấu hình tự động upload lên Google Drive để tối ưu không gian lưu trữ.

Trả lời
15:35 23/09/2021
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo