Hình ảnh là một phần quan trọng trong thiết kế website, bởi vì chúng giúp truyền tải thông điệp, thu hút khách hàng và tạo ấn tượng cho người xem. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào cũng phù hợp cho website, mà cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng về kích thước, định dạng và chất lượng.
Trong quá trình Tú làm việc với khách hàng, mọi người hay hỏi kích thước ảnh nên sử dụng trên Website để có thể chuẩn bị và tăng tốc thời gian hoàn thiện.
Ngoài ra, lý do chúng ta cần chuẩn bị hình ảnh khi thiết kế website là để tối ưu hóa hiệu suất của website, giảm thời gian tải trang và tiết kiệm dung lượng lưu trữ. Nếu hình ảnh quá lớn, chúng sẽ chiếm nhiều băng thông và làm chậm tốc độ tải trang, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Nếu hình ảnh quá nhỏ, chúng sẽ không hiển thị rõ nét và mất đi sự chuyên nghiệp của website.
Kích thước hình ảnh phổ biến mà mỗi Website thường dùng
- Kích thước ảnh slide web (trang chủ) là 1360x540 pixel. (Thường sẽ làm khoảng 3 hình)
- Kích thước hình ảnh đại diện trong bài viết là 300x188 pixel.
- Kích thước ảnh sử dụng trong chi tiết là 800x500 pixel.
- Đối với sản phẩm, kích thước hình ảnh cho sản phẩm: ảnh minh họa là 300x400 pixel, ảnh chi tiết sẽ lớn hơn là 600x800 pixel, hoặc bạn sử dụng ảnh vuông 400x400 pixel.
Lưu ý: Đối với các Website bán hàng được thiết kế chuẩn, bạn chỉ cần chọn ảnh trong bài (là kích thước lớn VD 800 x500), website sẽ tự động tạo ra ảnh đại diện.
Tạo ảnh có kích thước phù hợp cho website, không quá lớn cũng không quá nhỏ, mà phải phù hợp với kích thước màn hình và thiết bị của người dùng.
Có nhiều công cụ và phần mềm giúp chúng ta chỉnh sửa kích thước hình ảnh, như Photoshop hay các trang web như Squoosh,TinyPNG, Compress JPEG, Resize Image Online...
Video hướng dẫn sử dụng Squoosh để nén, giảm dung lượng ảnh
Định dạng ảnh phù hợp trên Website
Các định dạng kích thước thường được sử dụng trong website là JPEG, PNG và GIF. Mỗi định dạng có ưu và nhược điểm riêng, tùy vào mục đích sử dụng của chúng ta.
JPEG là định dạng phổ biến nhất, có dung lượng nhỏ và chất lượng cao, thích hợp cho các hình ảnh có nhiều màu sắc và chi tiết.
PNG là định dạng có khả năng giữ nguyên chất lượng khi thu nhỏ hoặc phóng to hình ảnh, có hỗ trợ nền trong suốt, thích hợp cho các logo, biểu tượng hay các hình ảnh đơn giản.
GIF là định dạng có thể tạo hiệu ứng động cho hình ảnh, thích hợp cho các banner quảng cáo hay các meme hài hước.
Như vậy, chuẩn bị kích thước hình ảnh trên website là một công việc cần thiết để tạo ra một website chuyên nghiệp, hiệu quả và thân thiện với người dùng.
Chúng ta cần lựa chọn kích thước và định dạng phù hợp cho từng loại hình ảnh, để đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa hiệu suất của website.