Xây dựng tính năng bắt link tự động cho SEO như thế nào cho đúng?
Tính năng tự động bắt link tự động là một trong số các plugin được bàn bạc khá nhiều và cũng rất nhiều bạn áp dụng. Bài viết này dành cho các bạn làm kỹ thuật về lập trình khi xây dựng tính năng này hoặc các bạn Leader về SEO khi nghiệm thu sản phẩm Website của mình.
Với Wordpress hay các nền tảng mở, các bạn có thể dễ dàng tích hợp các plugin như SEO Auto Link, do Database của Wordpress thiết kế rất link hoạt và các thư viện cung cấp nhiều nên plugin này có thể tùy biến được khá nhiều thứ. Nếu dùng WP thì nó khá ổn, nhưng trong phạm vi bài viết này mình sẽ đưa ra các yêu cầu để các bạn code lập trình tính năng này cho website tốt hơn nữa.
Liên kết nội bộ (Internal Link) là một phần rất quan trọng trong SEO. Xây dựng liên kết không chỉ nằm ở việc tạo các backlink (xem thêm backlink là gì?) mà phải tạo cả internal link mới đủ cho một chiến dịch làm SEO.
Thế nào là 1 internal link chất lượng?
Chỉ duy nhất một điều thôi, đó là click của người dùng. Một internal link chất lượng thì phải có tương tác của người dùng và hành động ở đây duy nhất là Nhấp chuột. Nhờ đó sẽ dẫn người dùng và robots về nhiều hơn trang đích bạn cần tập trung SEO.
Hướng lập trình tính năng Auto Link tốt nhất.
Bước 1: Bạn sẽ tự tạo ra một bộ thư viện và định nghĩa. Ở đây bạn sẽ cho phép người dùng nhập vào các từ khóa và link tương ứng.
Một internal link tốt không chỉ có Anchortext và Link mà nên bao gồm thêm Title (VD: Anchortext). Title cũng là thứ mà Robots sẽ đọc nên đừng quên điều này.
Bước 2: Khi bạn thực hiện truy vấn chèn các link này vào trong bài thì có 2 cách:
Cách 1: Trước khi người dùng hiển thị nội dung
Bạn sẽ dùng hàm thay thế (VD str_replace) để tự động thêm các link trong thư viện vào bên trong bài. Đây chính là phương pháp mà Wordpress đang dùng, ưu điểm nổi bật của cách này là bạn có thể thay thế và định nghĩa lại thư viện bất cứ khi nào. Nhưng lại đòi hỏi quá nhiều request, nếu phải chịu 1 lượng người dùng lớn thì rắc rối sẽ đến.
Cách 2: Trước khi quản trị lưu nội dung
Tứ khi người quản trị họ soạn nội dung và bấm lưu, bây giờ hệ thống tiến hành kiểm tra và tự động chèn các ink nội bộ vào bên trong bài viết. Nhược điểm của cách này là bạn chỉ gắn được các liên kết nội bộ dựa theo thư viện bạn định nghĩa ở bước 1. Nhưng nó lại tối ưu hơn cho Google và hiệu suất của trang web.
- Khi người dùng tải trang, máy chủ không phải xử lý dữ liệu và mau chóng trả về kết quả tốt hơn
- Có 1 yếu tố về link luôn có là thời gian, việc sử dụng thư viện động thay đổi liên tục sẽ làm cho một số internal link bị mất hoặc không kiểm soát được số lượng internal link (1 landing page SEO phải có đủ cả nhận và cho đi).
Bước 3: Tạo điều kiện kích hoạt tính năng nay. Bạn sẽ vẫn phải đảm bảo cho người quản trị có thể chèn các liên kết phù hợp trong trường hợp họ muốn. Bạn không nên bắt tự động khi quản trị lưu nội dung mà nên tạo 1 cơ chế để họ có thể bật tắt.
Việc không đưa ra điều kiện mà cứ bắt một cách tự động quá nhiều với dự án lớn sẽ khiến chất lượng trang bị giảm do các link đặt không được người dung tương tác.
VD: Nên tạo 1 button chèn liên kết nội bộ.
Lưu ý: Với các dự án lớn và có nhiều nội dung, để tránh việc các anchor text chèn quá nhiều vào nội dung bài viết, coder cần giới hạn số lượng internal link sẽ nhận trong mỗi bài. Thông thường sẽ khoảng từ 3 đến 5.
>> Nên xem: Mua thêm backlink chất lượng để tăng thứ hạng SEO.
Việc xây dựng một website có nhiều cách và nhiều ngôn ngữ. Nếu bạn không có tính năng này không sao cả, nhưng nếu biết cách áp dụng một cách hợp lý, bạn sẽ thấy chúng phát huy hiệu quả lớn thế nào. Hãy tỉ mỉ và chăm chút hơn đối thủ, bạn sẽ vượt lên trên tất cả.
Chúc bạn thành công!
3 Bình luận
Không biết dùng plugin auto linker có ảnh hưởng nhiều đến website có lượng truy cập khoảng 1000 -5000 visitor/ ngày, online thường xuyên 30 user không ?