StartUp Việt Nam không bao giờ đơn giản như bạn nghĩ

StartUp Việt Nam không bao giờ đơn giản như bạn nghĩ

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 09:39 (GMT +07)

Thời gian gần đây áp lực của mình khá nhiều, hôm nay quyết định dành thời gian viết 1 bài, 1 là để giải tỏa áp lực, 2 là chia sẻ thêm 1 góc nhìn của bản thân về trao lưu startup bởi hơn ai hết, những người đang làm starup như mình có những lúc chỉ mong được đi làm thuê. Vậy là vì sao?

Startup không bao giờ như bạn nghĩ
Startup không bao giờ như bạn nghĩ
Chắc bạn đọc đâu đó về rất nhiều bài báo trào lưu startup, startup không dành cho người lười.... bạn cũng chắc đọc qua các nội dung kiểu starup phải đối mặt với đủ thứ chuyện. Khi đọc thì có cảm giác nó nhẹ lắm, nhưng khi gặp thực tế mới thấy nó kinh khủng thế nào. Mình có 1 số lời khuyên cho các bạn trước khi startup, nó rút lại kinh nghiệm của bản thân hơn 3 năm làm starup (thực tế nếu gọi startup chắc 02 năm trở lại đây thì đúng hơn).

1. Lựa chọn một lĩnh vực, ngành hàng tốt để Startup.

Phải chọn một ngành hàng, lĩnh vực nào đó có xu hướng phát triển trong tương lai để bắt đầu. Ví dụ xu hướng thế giới là con người sẽ từ bỏ máy tính chuyển hết qua điện thoại, doanh số máy tính ngày 1 giảm trong khi điện thoại tăng không ngừng. Giờ mà bạn đâm đầu vào mảng máy tính thì khả năng vài năm nữa sấp mặt là chuyện không xa "bạn chẳng làm gì sai cả nhưng vẫn chết". Mình học được 2 cách, Cách 1 là bạn cố gắng đi tìm các báo cáo, số liệu uy tín. (Nếu đọc báo cáo, số liệu của các hiệp hội, cơ quan của Việt Nam thống kê thì chúc mừng tỷ lệ bạn thất bại cực kỳ cao). Các số liệu của Việt Nam thống kê hoàn toàn không uy tín và khác xa thực tế bởi vì đơn vị làm nó không uy tín và có trách nhiệm, nên Tú khuyên bạn vứt nó đi, coi tham khảo thì được nhưng đừng quyết định dựa theo đó. Nguồn bạn nên đọc là từ Nielsen chẳng hạn. Họ có rất nhiều báo cáo miễn phí được tóm tắt từ các khảo sát trả tiền của họ, hoặc bạn cứ tìm nguồn nước ngoài. Cách 2 suy nghĩ đơn giản, cái gì mọi người cần nhiều? Thực tế nó dựa vào công thức. Trong 03 cái bên dưới, bạn cứ dựa vào 1 cái mà thấy nó nhiều là được. Ví dụ nhu cầu bỉm sữa, tần suất mua hàng cực kỳ nhiều (con hết sữa thì phải đi mua chứ).
Doanh thu = Số khách hàng x giá trị giỏ hàng x tần suất mua hàng

2. Càng ít phụ thuộc vào con người càng tốt

Bản thân mình không sợ bất kỳ khó khăn nào nhưng mình thật sự sợ quản lý con người. Cảm xúc, lý trí... của con người tri phối hành động rất nhiều. Bạn tốt quá hay bạn giữ quá đều không được, làm CEO thực sự rất vất vả và chỉ có những người trải qua mới thực sự hiểu. Nó kinh khủng hơn việc bạn đọc những bài báo trên mạng rất, rất nhiều. Càng ít phụ thuộc vào con người, hay nói cách khác. Nếu bạn gia tăng lượng khách hàng, bạn cũng không cần tăng nhân sự. VD bạn có 1 cửa hàng bạn cần 5 nhân viên, nếu 10 cửa hàng bạn sẽ cần 50 nhân viên. Đau khổ bắt đầu đến từ đây bởi quản lý 50 người nó khác 5 người một khoảng cách xa như từ Việt Nam sang Mỹ vậy đó. Không chỉ việc phụ thuộc quá nhiều vào con người là nguyên nhân thất bại và nó còn là rào cản để bạn mở rộng. Khi tăng người sẽ phải tăng diện tích phòng làm việc, bàn ghế, quỹ lương, hạ tầng mạng....

3. Không phát triển có nghĩa là bạn đang "chết"

Hồi đầu mình không hiểu câu này, những mãi sau mình mới nhận ra. Các đối thủ của bạn luôn phát triển và đi lên, nếu bạn cứ mãi đứng im thì bạn sẽ chết. Bạn sẽ bị họ bỏ rất xa, vì thế đừng bao giờ mong muốn ổn định. Bạn sẽ phải đặt và đạt hết mục tiêu này qua mục tiêu khác, từ gần đến dài hạn.
Kế hoạch thành lập Sudo từ 7/2014
Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, viết ước mơ của mình ra.
Đừng bao giờ mong muốn ổn định bởi trên đời không có gì là ổn định, mọi thứ đều có thể thay đổi. Có khi chỉ bằng một luật nào mới rất "ngộ" bạn đã có khả năng phải đóng cửa rồi.

4. Luật pháp ở Việt Nam tạo điều kiện cho Startup ?

Nghĩ thế thì sấp mặt là đương nhiên. Luật của mình rất khó, hoặc cũng tại mình không rành cái này nên thấy nó cực phức tạp. Khi tìm hiểu ra thì kiểu gì ai đó cũng có khả năng phạt mình được, từ cái việc không có biên bản phòng cháy chữa cháy... :(. Chưa nói đến việc giấy phép này, giấy phép nọ, có giấy phép còn yêu cầu CEO phải tốt nghiệp đại học như giấy phép thành lập mạng xã hội. Nếu CEO Facebook mà khởi nghiệp ở VN chắc cũng sấp mặt luôn rồi. Đó là chỉ là một ví dụ thôi, có nghĩa là bạn phải dành thời gian để tìm hiểu luật, tuân thủ cho đúng và hạn chế tối đa việc bị phạt, kiện tụng... đừng bao giờ chủ quan. Hãy cố gắng tìm 1 anh chị nào đó am hiểu để cố vấn cho bạn. "Quốc gia khởi nghiệp" chỉ là 1 câu nói cho nó sang mồm của ai đó thôi.

5. Những rào cản không thể nói

Ở Việt Nam thì phải chấp nhận những chi phí không chính thức. Muốn làm khác cũng không được, nếu ko thể làm điều đó, hãy từ bỏ ước mơ Starup, hoặc là ở Việt Nam nhưng làm thị trường nước ngoài như mấy bạn MMO :D. Đừng tham gia mảng nào mà COCC có quá nhiều. Hãy cẩn thận!

6. Nếu được hãy đi làm thuê để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng.

Nếu được chọn lại, mình sẽ chọn dành 2 năm sau khi ra trường để xin đi làm thuê. Để điều hành 1 doanh nghiệp nhỏ cần rất nhiều kỹ năng, mới startup thì không có tiền để tìm và trả cho những nhân sự cao cấp (ở đây mình chưa nói đến trình độ, mà mình chỉ muốn nói tới là thái độ). Không có người gỏi, phát triển chậm, bạn mệt đầu hơn. Mọi thứ nó như cái vòng luẩn quẩn mà bạn không thể tìm được lời giải. Nhưng... "bạn thế nào thì sẽ thu hút những người như vậy đến với mình". Vì thế bạn phải là người thay đổi đầu tiên, phải làm việc và sống sao cho đúng, có tâm. Chắc chắn bạn sẽ thu hút được những nhân sự như vậy về với mình. Nếu bạn làm ở một nơi nào đó, hãy dành đủ kiên nhẫn để làm ít nhất từ 1 đến 2 năm. Thông thường phải mất 1,5 năm bạn mới hiểu hết về doanh nghiệp đó, bạn mới được trao những cơ hội lớn để phát triển. Đây là điều mà 9x đời sau (đời đầu đỡ hơn hẳn) rất thiếu, các bạn có cơ hội nhưng không giữ được, không kiên trì, không thể hiện được mình. Cuộc sống là cho trước nhận sau thì cái bạn nhận được mới lớn. Còn nếu cứ muốn nhận trước rồi mới cho đi thì không bao giờ có cơ hội tốt đâu.

7. Startup không phải dành cho tất cả mọi người

Ai cũng làm chủ thì lấy ai đi làm thuê? Bạn chấp nhận đánh đổi sức khỏe, thời gian thậm chi là hạnh phúc, máu và nước mắt thì hãy bắt đầu. Mọi khó khăn sẽ luôn ở phía trước, vì doanh nghiệp phải đi lên bằng mọi giá, vì thế bạn sẽ gặp hết những vấn đề này tới vấn đề khác. Có những vấn đề không thế giải quyết được, phải chấp nhận sống chung với nó. Tiền ư? Nó không phải là cái bạn phải trả giá đắt nhất đâu. Có những thứ còn đắt hơn nhiều. Nhưng đừng bao giờ đánh "mất mình" khi "chưa được giá" nhé :).

8. Startup thì người CEO là người làm tất cả mọi việc

Cứ cái gì không có người làm thì đó là việc của bạn. Từ việc đi dọn nhà vệ sinh. Đừng bao giờ ngại 1 công việc nào cả, cá nhân mình nghĩ chỉ cần không vi phạm đạo đức và pháp luật thì làm gì cũng được. Mình cũng có cả 1 năm đi dọn vệ sinh, quét nhà, đi mua từ cái giấy vệ sinh, đóng bàn đóng ghế, bốc vác các kiểu... và cũng chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ về tất cả công việc dù là việc gì đi nữa. Cuối cùng... tất cả quyết định là ở bạn. Tương lai là của bạn, nhưng hãy nhớ mọi thứ chúng ta cố gắng trong cuộc sống đều vì 2 chữ "hạnh phúc" vì thế làm chủ hay làm thuê nếu bạn hạnh phúc bạn đã là một người rất thành công rồi. Chúc bạn thành công! và xin lưu ý, bài viết này dựa theo quan điểm và hiểu biết cá nhân của tác giả, nó có thể đúng hay sai tùy quan điểm của mỗi người. Bài viết là dành cho bản thân Tú và hy vọng giúp ích được một số bạn trẻ, đừng để những thông tin "chém gió" làm bạn ảo tưởng và sấp mặt.
5.0
265 Đánh giá
Bình luận

Thông báo