Câu lệnh "huyền thoại" tìm kiếm Google ,bạn làm SEO nên biết

Tú Cao Tác giả Tú Cao 24/09/2021 8 phút đọc

Trong quá trình làm việc với Google, có một số thuật ngữ thường được dùng để mau chóng lọc ra tài nguyên, kết quả phục vụ công việc của người làm SEO.

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những câu lệnh sử dụng phổ biến rất để tìm kiếm.

Hướng dẫn sử dụng:

Bước 1: Bạn truy cập https://google.com.vn

Bước 2: Gõ câu lệnh phía trước từ khóa và nhấn tìm kiếm.

cau-lenh-huyen-thoai-cho-seo

Alltitle:từ khóa

VD: alltitle:tài liệu google ads

Tìm kiếm các trang Web có tiêu đề trùng khớp với từ khóa. Câu lệnh này thường dùng để xác định độ cạnh tranh của từ khóa.

Nó sẽ tìm kiếm chính xác các website có chung tiêu đề (hay coi là đối sánh chính xác).

Ứng dụng: Xác định độ cạnh tranh của từ khóa

intitle:từ khóa

VD: intitle:tài liệu google ads

intitle tương tự alltitle, nhưng intitle sẽ tìm kiếm rộng hơn và trả về kết quả lớn hơn, thậm chí có cả từ đồng nghĩa đôi khi cũng được lên. Do đó số lượng kết quả thu được sẽ nhiều hơn so với allintitle

Ví dụ cụ thể: Nếu tiêu đề trang của Tú là "Tài liệu căn bản về Google ads" thì intitle sẽ có kết quả, còn alltitle thì không.

Ứng dụng: Xác định độ cạnh tranh của từ khóa

site:domain + từ khóa

VD: site:nguyencaotu.com google ads

Lệnh này sẽ tìm trong website của Tú tất cả các trang có nội dung liên quan tới Google Ads.

Ứng dụng: Bạn có thể dùng nó để xem đối thủ của bạn viết cái gì về 1 chủ đề, tìm kiếm các bài viết liên quan trên forum, hoặc tìm kiếm nhanh cái gì đó trên 1 website nào đó mà bạn không nhớ chính xác thứ mà bạn cần tìm.

inurl:tu-khoa

VD: inurl:dien-dan

Lệnh này sẽ giúp bạn tìm kiếm các website có đường dẫn (URL) trùng với từ khóa.

Ứng dụng: Tìm kiếm các website là diễn đàn, forum, blogsport, wordpress để kiếm backlink :D. Hãy linh hoạt từ khóa bạn sẽ tìm được rất nhiều tài nguyên.

"từ khóa"

VD: "tài liệu google ads"

Tìm kiếm nội dung liên quan tới từ khóa, bao gồm các bài viết có tiêu đề, nội dung trang chứa cụm từ mà bạn đang tìm.

Ứng dụng: Kết hợp với các cấu trúc khác để lọc ra kết quả tìm kiếm có độ liên quan cao hơn.

từ khóa

Gõ từ khóa vào phần tìm kiếm, xem mục tìm kiếm liên quan để xác định các từ khóa thuộc nhóm LSI (Latent Semantic Indexing), đọc thêm LSI là gì?

Full url

Tìm kiếm bằng chính xác URL để xem bài viết đó đã được index hay chưa. Thấy cái trang đó có nghĩa là nó đã index, còn không thấy thì chưa được index (lập chỉ mục).

Kiểm tra xem bài viết đã được index hay chưa
Kiểm tra xem bài viết đã được index hay chưa

site:domain

VD: site:chanhtuoi.com

Cấu trúc này cho phép ta xem độ lớn của cái Website đó. Bạn có thể nhìn vào số kết quả để biết độ lớn của trang này hoặc xem trong tuần, trong tháng qua website này lên bao nhiêu bài viết mới.

Hoặc trang này có bao nhiêu bài viết được cập nhật.

Xem số lượng bài viết, bài cập nhật của 1 web trong 1 khoảng thời gian
Xem số lượng bài viết, bài cập nhật của 1 web trong 1 khoảng thời gian

Linh hoạt trong việc dùng thêm tiện ích ở mục công cụ, sẽ phân tích được nhiều cái hay ho.

cache:url

VD: cache:https://chanhtuoi.com/ma-giam-gia-lazada-c25.html

Xem bộ nhớ đệm của Google đối với Website này.

Ứng dụng: Chẳng may xóa nhầm bài, thì xem lại cache rồi copy lại. Hoặc có thể dùng cách này để đọc các website bị chặn tại Việt Nam :D

related:domain

VD: related:nguyencaotu.com

Tìm kiếm các website có nội dung liên quan, nội dung được đánh giá là tương tự so với website của bạn. Ví dụ Blog của Tú hay nói về SEO, Marketing, Website thì dùng cái này bạn sẽ tìm được các website khác tương tự.

Tìm kiếm website tương tự nhau
Tìm kiếm website tương tự nhau

Khi bạn mới làm web, bí ý tưởng thì dùng cái này để có thêm ý tưởng về cấu trúc, thiết kế, danh mục...

inanchor:từ khóa

Tìm kiếm các website có cái anchor text là từ khóa đó. Có thể là link nội bộ hoặc outbound link.

Ứng dụng: Tìm ra các website, các chỗ có thể đặt link :D.

+ - ~

Đây là các giá trị bạn có thể kết hợp các câu lệnh với nhau để bổ xung (+), hạn chế (-) hoặc tìm tương đồng (~)

Nhờ cái này để giới hạn lại kết quả, tìm kiếm cho nhanh. Tính ứng dụng phải đưa vào từng trường hợp cụ thể và linh hoạt theo sáng tạo và mục tiêu của bạn.

Tuy nhiên thực tế thì mình cũng ít dùng, bởi Google bây giờ nó hiểu ngôn ngữ quá, nên dùng mấy cái cấu trúc kia thì ra hết rồi.

Bài viết đến đây là kết thúc, trong tương lai khi google bổ xung mình sẽ cập nhật thêm nếu nó thực sự hữu ích, vì hãy lưu bài này lại trên trình duyệt để xem lại thường xuyên nhé.

Chúc bạn thành công!

Tú Cao
Tác giả Tú CaoAdmin

"Hạnh phúc không phải là nhận, hạnh phúc chính là sự cho đi" - đây là lý do Tú xây dựng Blog này. Bài viết trên dự dựa trên quan điểm, hiểu biết của cá nhân. Nó có thể đúng, cũng có thể sai tùy thời điểm, vì vậy bạn phải tự cân nhắc và chịu trách nhiệm khi làm theo. Nếu bạn thấy nội hữu ích với bạn, hãy Mời Tú Cao một tách CÀ PHÊ.

Bài viết trước Backup dữ liệu website, những điều bạn cần phải biết

Backup dữ liệu website, những điều bạn cần phải biết

Bài viết tiếp theo

Hướng dẫn cập nhật extension trên Chrome của Google

Hướng dẫn cập nhật extension trên Chrome của Google
Viết bình luận
Thêm bình luận

3 Bình luận

P
an phát

Phần mềm hữu ích. ae dùng nhé

Trả lời
15:40 09/03/2022
F
Furniture

Chào anh! Thế khi sử dụng kết hợp 2 câu lệnh có được không? và có ra được kết ra chính xác không ạ? Ví dụ như inalltitle: + Inurl:

Trả lời
16:29 08/10/2021
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo