Kinh nghiệm phát triển mối quan hệ kinh doanh hiệu quả tại BNI

Kinh nghiệm phát triển mối quan hệ kinh doanh hiệu quả tại BNI

Bởi 05 tháng 10, 2024 - 09:57 (GMT +07)

Trong suốt hành trình kinh doanh của mình từ ngày tôi bắt đầu khởi nghiệp, một số anh chị chia sẻ cho tôi mối quan hệ là tiền. Sau này tôi mới hiểu rõ hơn đây một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Tiếp tục chuỗi bài viết chia sẻ vể BNI của tôi. Trong bài này tôi muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển mối quan hệ kinh doanh hiệu quả thông qua tổ chức BNI (Business Network International).

Tại sao mối quan hệ kinh doanh quan trọng?

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng một mạng lưới quan hệ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững. Mối quan hệ tốt giúp chúng ta tiếp cận được nhiều cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm và nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết.

Anh Quang, Hoàng (một khách hàng và 1 đối tác tại Đông Anh của Sudo)
Anh Quang, Hoàng (một khách hàng và 1 đối tác tại Đông Anh của Sudo)


Việc có một mạng lưới mối quan hệ kinh doanh tốt giúp các dự án, sản phẩm của công ty có thể giúp tăng tỷ lệ thành công. 

Ví dụ với trường hợp của Tú. Hãy tường tượng mình có mối quan hệ với nhiều công ty chuyên về marketing. Khi mình bắt đầu với sản phẩm thiết kế Website AI. Có rất nhiều anh em làm trong ngành họ hiểu và hỗ trợ, quảng bá, cộng tác… vậy chỉ trong một thời gian gắn mình đã có thể nhanh chóng thu thập thông tin, tìm kiếm một lượng khách hàng ban đầu ngay lập tức. 

Đó chính là một ví dụ về lợi ích của mối quan hệ kinh doanh.

BNI là gì và vai trò của nó trong việc xây dựng mối quan hệ?

BNI là tổ chức kết nối doanh nghiệp lớn nhất thế giới, với mục tiêu giúp các thành viên phát triển kinh doanh thông qua việc giới thiệu lẫn nhau. BNI hoạt động dựa trên triết lý "Givers Gain" - "Người cho đi sẽ nhận lại". Điều này khuyến khích các thành viên tích cực hỗ trợ nhau, tạo ra một môi trường kinh doanh hợp tác và tin cậy.

Tham gia vào BNI giống như bạn tham gia một hiệp hội kinh doanh tại địa phương. Tất nhiên là nếu bạn thấy nơi đó có những mối quan hệ, cách chơi, cách sống phù hợp và có thể giúp đỡ lẫn nhau. 

Kinh nghiệm phát triển mối quan hệ kinh doanh hiệu quả

1. Tham gia tích cực và nhất quán

Sự hiện diện đều đặn là chìa khóa thành công trong BNI.

Khi mới tham gia BNI, tôi nhận ra rằng việc tham gia đầy đủ các buổi họp hàng tuần không chỉ là quy định mà còn là cơ hội để kết nối và xây dựng lòng tin với các thành viên khác. Mỗi buổi họp là một cơ hội để giới thiệu bản thân, cập nhật thông tin và tìm hiểu về nhu cầu của các doanh nghiệp khác.

Gặp nhiều nó thành thân, vì thế hiện diện để cho mọi người biết rồi nhớ đến mình. Chưa cần kỹ năng gì nhiều hay khó, hãy cứ tham gia đầy đủ đã.

Lời khuyên: Hãy sắp xếp thời gian để tham gia đầy đủ các buổi họp và sự kiện của BNI. Sự nhất quán sẽ giúp bạn tạo dựng uy tín và ghi nhớ trong tâm trí của mọi người.

2. Xây dựng mối quan hệ chân thành

Mối quan hệ bền vững được xây dựng trên nền tảng sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau.

Trong quá trình tham gia BNI, tôi luôn cố gắng lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của các thành viên khác. Thay vì chỉ tập trung vào việc bán hàng, tôi chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ cá nhân. Điều này không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn về họ mà còn tạo ra sự tin cậy, từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác.

ACE ONLINE
ACE ONLINE


Mình học được một thứ đó là hãy mang một tư duy tích cực và cởi mở để tham gia, hỗ trợ mọi người cũng như hỗ trợ mình.

Lời khuyên: Hãy dành thời gian để gặp gỡ và trò chuyện riêng với các thành viên. Tìm hiểu về doanh nghiệp, sở thích và mục tiêu của họ để xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn.

3. Áp dụng triết lý "Givers Gain"

Cho đi trước khi nhận lại là nguyên tắc vàng trong BNI.

Ban đầu, tôi hơi bỡ ngỡ với việc phải giới thiệu cơ hội kinh doanh cho người khác khi chưa nhận được lợi ích gì. Tuy nhiên, khi bắt đầu giới thiệu khách hàng và cơ hội cho các thành viên khác, tôi nhận thấy họ cũng sẵn lòng làm điều tương tự cho tôi. Việc này tạo ra một vòng tròn tích cực, nơi mọi người đều hỗ trợ lẫn nhau.

Điều này là khá thú vị, ban đầu Tú cũng nghĩ là giới thiệu thì phải trả người ta hoa hồng chứ :D. Chẳng lẽ cứ xuông mãi, nhưng sau mới hiểu là môi trường này nó thế. Cũng nhờ vậy mà chỉ cần ta làm thật sự tốt, sẽ có một nhóm đi bán hàng cho mình mà không mất phí hoa hồng, không mất tiền trả lương. Mà thú thật, đội bán hàng lại còn xịn xò vì toàn là chủ doanh nghiệp đi bán hay giới thiệu đó chứ. 

Lời khuyên: Hãy tích cực tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ các thành viên khác. Khi bạn chân thành cho đi, bạn sẽ nhận lại nhiều hơn những gì mong đợi.

4. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi buổi họp

Sự chuẩn bị giúp bạn truyền đạt thông điệp hiệu quả và thu hút sự chú ý.

Trong mỗi buổi họp BNI, các thành viên đều có cơ hội giới thiệu về doanh nghiệp của mình trong vòng 60 giây. Để tận dụng tối đa thời gian này, tôi luôn chuẩn bị một bài giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng và nêu bật được giá trị mà công ty tôi mang lại.

Vì là tuần nào cũng họp nên đừng tuần nào cũng giới thiệu y chang nhau. Một năm có 52 tuần mà 52 lần giới thiệu mãi một thứ. Bạn có thể biến tấu nó hoặc cho mọi người biết tuần vừa rồi bạn làm được cái gì mới, đang phát triển và cần tìm các khách hàng như thế nào. Ví dụ như tuần vừa rồi công ty Tú mở thêm mảng Email Business thế là thay vì giới thiệu về Website cho Sudo, mình nói về Email Bussiness.

Lời khuyên: Hãy luyện tập bài giới thiệu của bạn để nó trở nên tự nhiên và ấn tượng. Tập trung vào lợi ích khách hàng nhận được và kêu gọi hành động cụ thể.

5. Theo dõi và duy trì mối quan hệ

Mối quan hệ cần được nuôi dưỡng liên tục để phát triển.

Sau các buổi họp, tôi thường gửi tin nhắn Zalo, Facebook cảm ơn đến những người đã giới thiệu cơ hội cho mình. Ngoài ra, tôi cũng chủ động lên lịch gặp gỡ 121 hoặc cà phê để thảo luận sâu hơn về cách chúng tôi có thể hợp tác.

Chăm sóc mối quan hệ cũng như khi bán hàng phải lỳ vài dai dai một chút :D.

Lời khuyên: Hãy nhập vào cái app của BNI để chapter có chỉ số và xem bảng Gaint của mỗi thành viên hoặc ghi chú để nhớ dễ hơn.

Phát triển mối quan hệ kinh doanh hiệu quả qua BNI không phải là điều có thể đạt được trong một sớm một chiều. Nó đòi hỏi sự cam kết, kiên nhẫn và chiến lược đúng đắn. Bằng cách tham gia tích cực, xây dựng mối quan hệ chân thành và áp dụng triết lý "Givers Gain", bạn sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp của mình.

Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường để mở rộng mạng lưới quan hệ và phát triển kinh doanh, tôi khuyến khích bạn nên trải nghiệm BNI. Những kinh nghiệm và mối quan hệ tôi có được từ BNI đã đóng góp không nhỏ vào thành công của công ty Sudo trong năm vừa qua.

Chúc các bạn thành công trên con đường kinh doanh của mình!

Bài viết liên quan
Vai trò của khách mời và cách tham gia một buổi họp BNI
Giới thiệu về Givers Gain: Triết lý cốt lõi của BNI
Cách Thức Hoạt Động Của Một Chapter BNI
Bình luận
Popup image default

Thông báo