[Review Sách] Mục tiêu quá trình liên tục hoàn thiện - ELIYAHUM M.GOLDRATT & JEFF COX

[Review Sách] Mục tiêu quá trình liên tục hoàn thiện - ELIYAHUM M.GOLDRATT & JEFF COX

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 15:00 (GMT +07)

Đây là một cuốn tiểu thuyết nói về kinh doanh. Nó không phải là một cuốn sách thông thường mình vẫn đọc. Cả cuốn sách là câu chuyện về Alex Rogo (Al) đang phải vật lộn để cứu nhà máy của mình, anh ấy chỉ có 90 ngày - hoặc là nó sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn.

Vì đây là một cuốn tiểu thuyết nên thú thật mình cũng không biết nên chia đoạn ra sao. Bởi lẽ đó mình sẽ tóm lược một số câu chuyện và bài học mà mình học được từ cuốn sách này.

Triết lý cơ bản về kinh doanh. Cuốn sách này nói về khóa học và kinh doanh. Trong cả cuốn tiểu thuyết này đều nói về câu chuyện của Alex.

Nhà máy của Al- Giám đốc nhà máy, đang có rất nhiều vấn đề, mặc dù năng suất vẫn tốt nhưng nó không thể tạo ra lợi nhuận, đơn hàng chậm, không giao đúng hẹn. Nhưng tại sao năng suất tốt nhưng nhà máy lại bị đóng cửa?

Thực sự thì cái nhà máy này không tốt như Al nghĩ, bởi vì các cách báo cáo, thống kê, cách đánh giá nó chưa phản ánh đúng, đủ bản chất về hoạt động kinh doanh của họ. May mắn cho Al là gặp lại người thầy từ thời sinh viên là Jonah - một nhà vật lý.

Ban đầu thậm chí Al còn nghĩ rằng nhà máy đang tốt lên vì còn áp dụng máy móc, robots, tự động...

Hơn một nửa cuốn sách nói về hành trình biến cái nhà máy này từ chỗ chuẩn bị phải đóng cửa đến trở thành một trong số những nhà máy tốt nhất của tập đoàn. Có thể xử lý được một đơn hàng 1.000 sản phẩm trong 4 tuần mà trước đó đối thủ của họ đã mất 5 tháng cũng không thể hoàn thành.

Vậy điều gì đã giúp Al thay đổi tình thế? Và vì sao như đã nói ở trên hiệu suất nhân công, máy móc đều tốt nhưng nhà máy thì ngày một tệ đi?

Câu trả lời nằm ở mục tiêu. Al không tập trung vào mục tiêu thật sự của nhà máy, của doanh nghiệp. Nhà máy cần hiệu suất của máy móc - công nhân hay cần tạo ra lợi nhuận? Đâu mới là mục tiêu thật sự? Tất nhiên là kiếm được ra tiền.

Trong cuốn sách có một chi tiết mình muốn chia sẻ thêm đó về là chuyến dã ngoại của Davey - con trai của Al. Cuốn dã ngoại tưởng chừng như chẳng liên quan gì, nhưng thực chất lại làm cho cuốn sách này trở nên dễ hiểu hơn bao giờ hết. Những định nghĩa khô khan về sản xuất lại được minh họa một cách vô cùng tự nhiên với những đứa trẻ (Đặc biệt là Herbie - phải nhớ cái tên này nhé). Tác giả đúng là bậc thầy khi có thể liên tưởng và sắp xếp mọi thứ rất Logic như vậy.

Như đã đề cập ở trên, nhà máy của Al không tốt do họ chưa tập trung vào đúng mục tiêu. Quá trình để thực hiện mục tiêu sẽ có rất nhiều bước và có nhiều biến động thống kê, sự kiện bên ngoài tác động vào nhưng chúng ta luôn phải nhớ mục tiêu là gì để tập trung. Một số thứ ha hay mình rút ra.

  • Thông lượng : Biểu thị bởi luồng sản phẩm được hoàn thành (từ lúc là các chi tiết đến lúc giao hàng).
  • Cổ chai: Là những nút thắt. Ở trong cuốn sách là những chiếc máy. NCX10 và máy nhiệt luyện, đây là 2 cổ chai trong nhà máy của Al.
  • Không cổ chai: Là những chiếc máy khác trong giây truyền.
  • Mức độ ưu tiên: Biểu thị xanh, đỏ. Đỏ là những linh kiện quan trọng cần ưu tiên, xanh là những linh kiện mức độ thấp hơn.

Tổng quát: Là vì thông lượng thấp nên hiệu quả của nhà máy thấp, dẫn tới đơn hàng bị chậm, nhà máy mất các đơn hàng lớn do không có tính cạnh tranh. Trong sản xuất thì yếu tố thời gian sản xuất là lợi thế cạnh tranh của một nhà máy.

165488907_271828007767064_7918988133474018105_n-1-1-768x1024

Đoạn hội thoại giữa Jonah và Al. Cân bằng dòng cháy, không phải năng lực.
  • Thông lượng của một nhà máy bằng với khả năng sản xuất tại các cổ chai. Hay thông lượng của đoàn dã ngoại bằng tốc độ của Herbie - một cậu bé hơi mập nên tốc độ di chuyển chậm.
  • Thiệt hại một giờ tại cổ chai (Máy NCX10, máy nhiệt luyện) không phải chỉ thiệt hại một giờ tại đây mà lúc đó nó là thiệt hại của cả một dây truyền.
  • Một nhà máy cân bằng là mục tiêu của các nhà quản trị (kinh doanh). Môt công ty mà nhân viên phải làm việc luôn tay, luôn chân, làm thêm giờ... thực tế lại là một công ty đang không hiệu quả. (Cần phải tránh).
  • Tồn kho càng nhiều thì chi phí càng lớn, ảnh hưởng lớn tới vật tư, dòng tiền mặt.

Sách giải thích lý thuyết về các điểm hạn chế (Theory of Constraints, TOC) - Eli Goldratt đưa ra.

Sau khi đã xác định được vị trí cổ chai, Al cùng đồng đội của mình (Bob, Ralph, Lau...) đã lập một kế hoạch sản xuất để đảm bảo giảm tải cho các nút cổ chai, dự đoán được thời gian sản xuất để bộ phận kinh doanh chốt với khách hàng (thay vì hứa) như trước.

Những đồng đội của Al ở các vị trí khác nhau, ở phần sau của câu chuyện khi Al được thăng chức lên quản lý chi nhánh. Có một chi tiết theo mình cần nhớ đó là mục tiêu của họ (khi Al chia sẻ mong muốn họ sẽ theo Al để làm công việc mới) - theo mình mặc dù cuốn sách này không tập trung vào phần đó, nhưng thực tế chúng ta vẫn nên tối ưu nguồn lực và suy nghĩ để hoàn thiện tiếp quy trình vì những mục tiêu mà Bob, Ralph, Lau... muốn làm rất cần thiết.

Khi đọc cuốn sách này mình cũng thấy một phần nữa đó là nói về gia đình của Al (một gia đình có 4 người, 2 vợ chồng và một cậu con trai, con gái), vợ của Al là Julie. Vì cứ chìm đắm mãi vào công việc mà gia đình Al cũng có vấn đề, đến mức vợ anh ta bỏ về nhà bố mẹ. Cuốn sách cũng có nhiều tiết thực tế về gia đình, về sự chia sẻ...

Cá nhân mình đã từng gặp các trường hợp không thể tăng trưởng mà thật sự không biết do đâu. Mọi chỉ số đều chấp nhận được nhưng công ty vẫn đi ngang hoặc đi xuống. (Cũng không biết mô tả kiểu gì, phần này anh chị em nào rảnh ngồi cafe thôi - cười).

Mình nhận thấy có rất nhiều điểm trong cuốn sách có thể áp dụng vào thực tế của bất kỳ doanh nghiệp nào. (Đừng nghĩ cuốn sách nói về sản xuất mà bạn làm dịch vụ không áp dụng được, thực ra nó giống nhau cả thôi. 80% công việc của chúng ta là như nhau). Vì thế bạn hãy đọc và suy nghĩ về những cái mà bạn đang làm, chúng có hướng mục tiêu không, cổ chai của bạn là gì? Làm thế nào để giảm tải cho các vị trí cổ chai đó? À mình còn thấy có nhiều cách để tăng lợi nhuận lên được nữa chứ :D. Tóm lại là ai nên đọc

  • Chủ doanh nghiệp, thấy công ty đi ngang, không phát triển mà không biết do đâu.

Mình nhớ đến một câu anh bạn mình dạy, em làm "Startup không quan trọng em có thời gian ngồi làm nó bao lâu? Mà quan trọng là em dành thời gian suy nghĩ cho nó bao lâu?". Đến giờ đi làm rồi :D, đi làm thôi.

Một cuốn tiểu thuyết mình không có kinh nghiệm review, trình bày. Mạn phép viết vài dòng note cho bản thân và chia sẻ một số thứ cơ bản mình biết. Tóm lại nó là một cuốn sách thực sự hay, bình thường mình hay đọc sách vào buổi trưa, nhưng đọc được vài ngày thì hay quá, thế là đẩy nó vào buổi sáng dậy sớm đọc cho bằng được, cũng lâu rồi chưa cầm cuốn nào mà có cảm giác phải đọc nhanh vì nó hay quá.

Lời cuốn xin cảm ơn tác giảm Eliyahu M. Goldratt và Jeff Coxx cũng như dịch giả Ngô Văn Tuyển (Alphabooks và NXB Thế Giới). Sách này mình mua ở tiki (mã giảm giá ở đây)

Đừng quyên chia sẻ cảm nhận của bạn cùng với Tú nhé. Chúc bạn thành công !

5.0
350 Đánh giá
Bình luận

Thông báo